Cuối tháng 12.2023,ợiíchcộngđồ88vin UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch đồ án công viên sinh thái và quảng trường ghềnh Nam Ô gần 5,4 ha. Đáng chú ý, toàn bộ rừng tự nhiên của ghềnh được giữ nguyên trạng hơn 3,2 ha, cạnh đó làm công viên sinh thái hơn 1,8 ha và quảng trường phía nam ghềnh gần 0,25 ha.
Vậy là nguyện vọng của người Nam Ô đã được lắng nghe. Tổng mức đầu tư công viên sinh thái và quảng trường ghềnh Nam Ô gần 50 tỉ đồng, ngân sách thành phố chỉ đối ứng khoảng 10 tỉ đồng, còn lại Khu du lịch sinh thái Nam Ô tài trợ.
Trước đó, cũng tại đây, công viên, quảng trường và tuyến phố ăn vặt Nam Ô cuối đường Nguyễn Tất Thành, cũng đã được doanh nghiệp này tài trợ xây dựng hoàn thiện, trở thành điểm check-in mới khu vực tây bắc Đà Nẵng.
Như vậy, từ một dự án thành phố cấp năm 2010 cho doanh nghiệp bị người dân phản ứng do choán đường xuống biển, nay được tiếp thu, đồng thuận mở 5 lối ra biển, đồng thời tách ghềnh Nam Ô và một số di tích lịch sử, tín ngưỡng nằm trong dự án ra để bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, đã làm ấm lòng người dân. Bởi lẽ, du khách đến với Nam Ô vì đẹp, nhưng cái để nhắc nhớ quay lại là những giá trị văn hóa bản sắc địa phương. Điều này không chỉ nằm ở cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư, mà còn là hồn cốt, làng nghề (nghề làm pháo xa xưa hay nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản phi vật thể quốc gia hiện nay) theo đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô.
Do đó, điều chỉnh quy hoạch theo hướng giữ lại thiên nhiên, và dự án tăng thêm các tiện ích phục vụ cộng đồng, là góp phần đặt những viên gạch nền móng vững chắc, để cùng với người dân địa phương, xây dựng một thành trì bảo vệ văn hóa bản sắc. Điều đó cho thấy sức mạnh đồng thuận và sức sống của di sản làng chài, miền biển, đồng thời là một kinh nghiệm hay trong việc giải quyết hài hòa các lợi ích của cộng đồng bản địa và nhà đầu tư.